Để xuất khẩu được cà phê vào thị trường châu Âu từ cuối năm nay, các đơn vị phải chứng minh được nguồn gốc cà phê không trồng trên đất rừng, không gây mất rừng.
Nguồn gốc cà phê không trồng trên đất rừng, không gây mất rừng.
Giám đốc công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk Lê Thanh Sơn cho biết, thị trường châu Âu ngày càng khắt khe, đặt ra nhiều thách thức cho ngành hàng nông sản Việt Nam nói chung và ngành hàng cà phê nói riêng.
Bà Trần Như Trang, Trưởng đại diện Chương trình xúc tiến nhập khẩu Thụy Sỹ (Sippo) cho biết, phát triển bền vững là xu hướng của thị trường châu Âu, Anh hay Mỹ với nhiều yêu cầu ngày càng khắt khe hơn với hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, bà Trần Như Trang cho rằng, không nên nhìn xu hướng này như là rào cản hay biện pháp bảo hộ, nên xem phát triển bền vững là yêu cầu của thị trường, là cách thức cạnh tranh về mặt chất lượng. Đối tác nhập khẩu đưa ra yêu cầu mới, nhà cung cấp nào đáp ứng được tức là có thế mạnh để cạnh tranh.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thị trường châu Âu, 60 % sản lượng cà phê xuất khẩu ra nước ngoài hiện nay chủ yếu vào thị trường này. Cũng theo bà Trang, đây là cơ hội để các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng Việt Nam tiếp cận bạn hàng, đối tác có công nghệ sáng tạo để hợp tác hay tìm kiếm sự hỗ trợ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có chính sách cho từng thị trường mục tiêu, bởi ngay trong một thị trường họ cũng có những phân khúc khách hàng khác nhau, từ đó tiếp cận sản phẩm và có chính sách riêng chiến lược riêng.
Thu Huyền, Bộ Tài chính