Tin tức

Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ vừa phối hợp với Bộ Công Thương, Phòng Thương mại Thụy Sỹ - Châu Á, Quỹ đầu tư tài chính Bellecapital, tổ chức Keep It Beautiful Vietnam (KIBV) và Hội chuyên gia trí thức Việt Nam tại Thụy Sỹ (AIEVS) tổ chức trực tiếp và trực tuyến Tọa đàm hợp tác Việt Nam - Thụy Sỹ về thương mại, đầu tư và công nghệ vào ngày 8/9/2023, tại Thành phố Zurich - Trung tâm tài chính lớn của Thụy Sỹ.

Tọa đàm đã thu hút sự tham gia của 150 đại biểu dự trực tiếp và 50 đại biểu dự trực tuyến - là đại diện của các cơ quan bộ, ngành, địa phương, chuyên gia kinh tế, quỹ đầu tư tài chính và các doanh nghiệp của Thụy Sỹ và Việt Nam.

Việt Nam và Thụy Sỹ đang tích cực đàm phán để sớm ký kết Hiệp định EFTA
Trao đổi giữa hai đầu cầu Việt Nam và Thụy Sỹ về hợp tác thương mại

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ Phùng Thế Long nhấn mạnh sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, trong bối cảnh quốc tế có nhiều chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc, thách thức và cơ hội đan xen, lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Thụy Sỹ đều mong muốn và thống nhất cần sớm đưa mối quan hệ hợp tác song phương lên một tầm cao mới, trên nền tảng của sự tin cậy lẫn nhau và chia sẻ những giá trị chung về hòa bình, hợp tác và phát triển.

Tháng 2/2023, Chính phủ Liên bang Thụy Sỹ đã ban hành Chiến lược Đông Nam Á giai đoạn 2023-2026, theo đó nhận định Việt Nam là một nền kinh tế năng động nhất tại khu vực Đông Nam Á và là đối tác ngày càng quan trọng của Thụy Sỹ.

Về phía Việt Nam, đại sứ Phùng Thế Long nêu rõ, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Thụy Sỹ, coi Thụy Sỹ là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam tại Châu Âu. “Việt Nam và Thụy Sỹ đang tích cực đàm phán để sớm đi đến kết thúc và ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hiệp hội thương mại tự do châu Âu – EFTA, trong đó Thụy Sỹ là thành viên” - Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ Phùng Thế Long cho biết.

Việt Nam và Thụy Sỹ đang tích cực đàm phán để sớm ký kết Hiệp định EFTA

Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ Phùng Thế Long phát biểu khai mạc tại tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm nhân dịp đoàn lãnh đạo cấp cao của Thành phố Hà Nội đang có chuyến thăm và làm việc tại Thụy Sỹ, ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đánh giá cao Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ triển khai hoạt động ngoại giao kinh tế với sáng kiến phối hợp với Bộ Công Thương Việt Nam cùng các đối tác Thụy Sỹ và Việt Nam tổ chức sự kiện này.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhấn mạnh, trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, với thế mạnh về công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm của các doanh nghiệp Thụy Sỹ, dư địa cho hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Thụy Sỹ đặc biệt lớn, nhất là tại Hà Nội - trung tâm kinh tế, nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, công nghệ số, đô thị thông minh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Việt Nam và Thụy Sỹ đang tích cực đàm phán để sớm ký kết Hiệp định EFTA
Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass phát biểu trực tuyến tại phiên khai mạc

Nhấn mạnh quan hệ hai nước Việt Nam - Thụy Sỹ đã phát triển mạnh mẽ trong 52 năm qua, không chỉ trong lĩnh vực chính trị và hợp tác đa phương, mà còn mở rộng sang hợp tác kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật, thương mại, đầu tư, nghiên cứu khoa học, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân, Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass cho hay, các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam trong thời gian qua là minh chứng cho thấy sức hấp dẫn và tiềm năng của Việt Nam.

Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass chia sẻ thêm, chuyến thăm Việt Nam tháng 6/2023 của Chủ tịch Hạ viện Thụy Sỹ Martin Candinas đã góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, củng cố quan hệ tốt đẹp giữa cơ quan lập pháp hai nước. Qua chuyến thăm, Chủ tịch Martin Candinas và Đoàn đại biểu Hạ viện Thụy Sỹ đã lắng nghe nguyện vọng của các doanh nghiệp Thụy Sỹ hiện đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, thấy rõ tiềm năng, cơ hội cũng như những thách thức mà doanh nghiệp Thụy Sỹ đang gặp phải so với các doanh nghiệp EU tại thị trường Việt Nam.

Việt Nam và Thụy Sỹ đang tích cực đàm phán để sớm ký kết Hiệp định EFTA

Thảo luận về cơ hội hợp tác đầu tư giữa hai đầu cầu

Tại phiên họp về hợp tác thương mại, các diễn giả như Đại sứ Markus Schlagenhof (đại diện Bộ Kinh tế Thụy Sỹ), ông Tạ Hoàng Linh (đại diện Bộ Công Thương Việt Nam), tiến sỹ Philipp Roesler (Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Zurich), bà Angela Rosa (đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Thụy Sỹ toàn cầu), ông Nguyễn Đức Thương (Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ) cùng các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về chính sách, ưu tiên, cơ hội và thách thức trong hợp tác kinh tế giữa hai nước, các biện pháp thúc đẩy thương mại song phương, đồng thời đề xuất một số sáng kiến ​​nhằm tạo điều kiện thuận lợi daonh nghiệp hai nước và giải quyết các rào cản tiềm năng.

Bà Di Rosa, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Thụy Sỹ cũng đã chia sẻ về các lĩnh vực tiềm năng hợp tác, thông tin thị trường và các quy tắc thực tiễn cho các doanh nghiệp hai nước khi muốn mở rộng sự hiện diện trên thị trường của nhau. Hai bên còn rất nhiều cơ hội, lĩnh vực chưa được khai thác để cùng phát triển và đổi mới.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Thụy Sỹ nhấn mạnh, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EFTA mà Thụy Sỹ là thành viên hiện vẫn là một trong những vấn đề quan trọng, cần được hai nước đặc biệt quan tâm và dành nhiều nỗ lực. Các doanh nghiệp mong muốn Hiệp định EFTA sớm được ký kết để cộng đồng doanh nghiệp tận dụng cơ hội hợp tác phát triển, thúc đẩy dòng chảy thương mại hàng hóa và dòng vốn đầu tư giữa hai bên.

Việt Nam và Thụy Sỹ đang tích cực đàm phán để sớm ký kết Hiệp định EFTA
Đánh giá về thị trường đầu tư tại Việt Nam với sự tham gia của diễn giả Việt Nam và Thụy Sỹ

Tại phiên họp về đầu tư, ông Đặng Khánh Linh, lãnh đạo Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về chính sách của Việt Nam về thúc đẩy hợp tác đầu tư, liên kết kinh tế nhằm thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển đất nước. Việt Nam luôn đẩy mạnh hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp theo tinh thần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã ưu tiên thu hút dự án đầu tư đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, đổi mới, nghiên cứu và phát triển, cùng với các sáng kiến ​​mang lại lợi ích cho các công ty Việt Nam tích hợp vào chuỗi giá trị, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số hóa, bền vững và tuần hoàn cho sự phát triển bền vững.

Ông Thomas Erdmann (Quỹ Tài sản, Giải pháp đầu tư và bền vững của tập đoàn UBS) cũng đã chia sẻ đánh giá về các cơ hội đầu tư bền vững và xanh tại Việt Nam từ góc độ chuyên gia của một ngân hàng lớn của Thụy Sỹ. Ông cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển các dự án đầu tư bền vững. Do đó, chính sách hỗ trợ phát triển bền vững của Việt Nam sẽ thu hút sự quan tâm của giới đầu tư nước ngoài.

Tiến sỹ Laurent Sigismondi (Tập đoàn DKSH) bày tỏ nhìn nhận về cơ hội đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam từ góc độ của một tập đoàn lớn đầu tư lâu năm tại Việt Nam. "Việt Nam đã và đang mang đến những cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp và DKSH cam kết trở thành một phần của hành trình này, tận dụng thế mạnh của mình để hỗ trợ đầu tư và đóng góp sự phát triển kinh tế Việt Nam"- ông Thomas Erdmann nói.

Việt Nam và Thụy Sỹ đang tích cực đàm phán để sớm ký kết Hiệp định EFTA

Thảo luận của đại biểu tại phiên khoa học công nghệ

Tại phần thảo luận về nuôi dưỡng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững tại Việt Nam, các diễn giả bao gồm: Đại diện Cục Phát triển Thị trường thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, bà Aliya Das Gupta, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Phát triển Doanh nghiệp và Mạng lưới Sinh thái của Ngân hàng điện tử Sygnum; Ông Huy Nghiêm, Người sáng lập & CEO của Finhay; ông Huỳnh Công Thắng, Giám đốc Công ty Innolab Asia; bà Anca del Rio, Trưởng nhóm cộng đồng Công nghệ Y tế và thành viên hội đồng mảng Kinh doanh và sáng tạo bang Basel, Thụy Sỹ đều đánh giá cao về tầm vai trò quan trọng của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ trong việc định hình tương lai kinh tế của quốc gia.

Thu Huyền, Bộ Tài chính