Tin tức

Trong bối cảnh thực thi hàng loạt các FTA trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu và sử dụng các công cụ PVTM mà FTA cho phép, để vừa tranh thủ những lợi ích mà FTA mang lại, vừa có thể bảo vệ được lợi ích của mình trước sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu cần lưu ý một số điểm như sau:

1. Vấn đề sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong các FTA

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết tổng số 10 FTA với 22 đối tác (1 FTA trong khuôn khổ ASEAN, 6 FTA ASEAN+1, 3 FTA song phương với Nhật Bản, Chi-lê, Hàn Quốc, 1 FTA đa phương với Liên minh kinh tế Á Âu). 10 FTA trên cho đến nay đã có hiệu lực và đang được thực thi trên thực tế.

Bản chất của FTA là xóa bỏ hàng rào thuế quan và ngay lập tức thị trường Việt Nam sẽ được mở cửa hàng hóa. Nếu như trong WTO, Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm thuế cho khoảng 1/3 số dòng thuế thì trong hầu hết các FTA đã ký Việt Nam cam kết xóa bỏ tới 80 - 90% số dòng thuế. Như vậy, với mức độ mở cửa lớn hơn, hàng hóa từ các nước đối tác FTA của Việt Nam có thể dễ dàng hơn vào thị trường Việt Nam mà không phải chịu các rào cản về thuế, đồng thời việc các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng có xu hướng gia tăng. Điều này khiến sức ép về cạnh tranh với hàng nhập khẩu đối với các ngành sản xuất của Việt Nam là rất lớn. Trong bối cảnh đó, PVTM là biện pháp duy nhất được cho phép trong FTA mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng để bảo vệ mình hoặc tạm thời giảm áp lực của sự gia tăng của hàng nhập khẩu để có thời gian phục hồi và tự điều chỉnh. 

Trên cơ sở đó, việc nắm được các quy định về PVTM trong các FTA là tối quan trọng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong từng hiệp định và trong các hiệp định khác nhau để đảm bảo rằng trong trường hợp khởi kiện, doanh nghiệp hiểu được quy trình điều tra sẽ gồm các bước nào, điều kiện cần đáp ứng là gì, quyền và nghĩa vụ của mình là gì... để có thể phối hợp với cơ quan điều tra tốt nhất, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của doanh nghiệp.

Ngoài việc nắm rõ quy định về PVTM trong FTA, doanh nghiệp cần ý thức toàn diện và sâu sắc về các công cụ PVTM có trong tay. Hiện tại, Việt Nam đã có một hệ thống quy định pháp luật về PVTM phù hợp với quy định của WTO, thông lệ quốc tế để tiến hành khởi xướng điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh thực thi FTA. Sắp tới để đáp ứng các quy định mới trong các FTA, sẽ có thêm một số thay đổi bổ sung cho phù hợp. Vậy có thể nói hành lang pháp lý của Việt Nam không thiếu, cái thiếu chính là ý thức và quyết tâm của doanh nghiệp trong việc sử dụng các biện pháp PVTM để bảo vệ lợi ích của mình. Mặc dù cơ quan điều tra có thể tự khởi xướng một vụ điều tra, tuy nhiên hầu hết các vụ việc PVTM được khởi xướng dựa trên đơn kiện của các nhà sản xuất trong nước. Vì các nhà sản xuất trong nước là người trực tiếp tiếp cận và phát hiện được các hành vi cạnh tranh không công bằng của các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc hiểu được những thiệt hại mà ngành sản xuất mình đang gặp phải hơn ai hết. Trong trường hợp các doanh nghiệp trong nước không gửi đơn kiện, cơ quan có thẩm quyền khó có thể tiến hành cuộc điều tra, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh thực thi hàng loạt các FTA trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu và sử dụng các công cụ PVTM mà FTA cho phép, để vừa tranh thủ những lợi ích mà FTA mang lại, vừa có thể bảo vệ được lợi ích của mình trước sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu.

2. Để sử dụng công cụ PVTM có hiệu quả trong bối cảnh các FTA, các doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau đây:

- Nắm rõ quy định về PVTM trong các FTA của Việt Nam, đặc biệt các FTA liên quan đến các nước đối tác mà doanh nghiệp có ý định khởi kiện;

- Nắm và hiểu rõ quy định về PVTM của WTO và Việt Nam;

- Thu thập và chuẩn bị sẵn sàng các số liệu, bằng chứng về việc hàng hóa nước ngoài bán phá giá hoặc có sự gia tăng đột biến và thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất của mình (với các yếu tố chứng minh thiệt hại theo quy định) để đảm bảo đơn kiện được chấp thuận;

- Chuẩn bị đầy đủ về nguồn lực cần thiết cho việc theo kiện (cả về tài chính và nhân lực) bởi một vụ kiện thường kéo dài, với những đòi hỏi cao về bằng chứng, lập luận;

- Thuê luật sư tư vấn để hỗ trợ việc khởi kiện, bao gồm: tập hợp bằng chứng, dữ kiện, lập hồ sơ... trong trường hợp cần thiết;

- Tập hợp các doanh nghiệp trong ngành cùng phối hợp thu thập số liệu và đứng đơn kiện. PVTM là một công cụ “tập thể” được trao cho các ngành sản xuất nhằm bảo vệ cả ngành của mình trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh/nhập khẩu ồ ạt từ nước ngoài. Vì vậy, một doanh nghiệp đơn lẻ không thể đứng đơn kiện hay sử dụng công cụ này, ngoại trừ trường hợp bản thân doanh nghiệp đó là đại diện của ngành.

- Vai trò của Hiệp hội ngành hàng là rất quan trọng trong việc tăng cường kết nối các doanh nghiệp tham gia và trực tiếp tham gia cùng với doanh nghiệp sử dụng các cụ PVTM.

Trên thực tế, việc khởi kiện là quá trình “vừa học vừa làm”, trong đó các ngành sản xuất và doanh nghiệp học hỏi, rút kinh nghiệm dần dần trong quá trình khiếu kiện nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích hợp pháp của mình.

Tại Việt Nam, kể từ ngày 18/8/2017, cơ quan thực thi pháp luật về PVTM là Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương (trước đây là Cục Quản lý cạnh tranh). Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) là tổ chức thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ), thực hiện các công việc liên quan đến các vụ kiện thương mại quốc tế về phòng vệ thương mại tại WTO và các tổ chức quốc tế.

Với chức năng của mình, Cục PVTM trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, khiếu kiện của doanh nghiệp để xem xét, tiến hành khởi xướng điều tra các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Cục PVTM cũng hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp các quy định PVTM của WTO, của các nước trên thế giới và trong các FTA... khi doanh nghiệp có yêu cầu. Các hiệp hội và doanh nghiệp cũng có thể nhận được hướng dẫn, thông tin tham khảo về các vấn đề liên quan đến khởi kiện như việc chuẩn bị hồ sơ... từ Cục PVTM.

3. Vấn đề sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong các FTA

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết tổng số 10 FTA với 22 đối tác (1 FTA trong khuôn khổ ASEAN, 6 FTA ASEAN+1, 3 FTA song phương với Nhật Bản, Chi-lê, Hàn Quốc, 1 FTA đa phương với Liên minh kinh tế Á Âu). 10 FTA trên cho đến nay đã có hiệu lực và đang được thực thi trên thực tế.

Bản chất của FTA là xóa bỏ hàng rào thuế quan và ngay lập tức thị trường Việt Nam sẽ được mở cửa hàng hóa. Nếu như trong WTO, Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm thuế cho khoảng 1/3 số dòng thuế thì trong hầu hết các FTA đã ký Việt Nam cam kết xóa bỏ tới 80 - 90% số dòng thuế. Như vậy, với mức độ mở cửa lớn hơn, hàng hóa từ các nước đối tác FTA của Việt Nam có thể dễ dàng hơn vào thị trường Việt Nam mà không phải chịu các rào cản về thuế, đồng thời việc các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng có xu hướng gia tăng. Điều này khiến sức ép về cạnh tranh với hàng nhập khẩu đối với các ngành sản xuất của Việt Nam là rất lớn. Trong bối cảnh đó, PVTM là biện pháp duy nhất được cho phép trong FTA mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng để bảo vệ mình hoặc tạm thời giảm áp lực của sự gia tăng của hàng nhập khẩu để có thời gian phục hồi và tự điều chỉnh. 

Trên cơ sở đó, việc nắm được các quy định về PVTM trong các FTA là tối quan trọng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong từng hiệp định và trong các hiệp định khác nhau để đảm bảo rằng trong trường hợp khởi kiện, doanh nghiệp hiểu được quy trình điều tra sẽ gồm các bước nào, điều kiện cần đáp ứng là gì, quyền và nghĩa vụ của mình là gì... để có thể phối hợp với cơ quan điều tra tốt nhất, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của doanh nghiệp.

Ngoài việc nắm rõ quy định về PVTM trong FTA, doanh nghiệp cần ý thức toàn diện và sâu sắc về các công cụ PVTM có trong tay. Hiện tại, Việt Nam đã có một hệ thống quy định pháp luật về PVTM phù hợp với quy định của WTO, thông lệ quốc tế để tiến hành khởi xướng điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh thực thi FTA. Sắp tới để đáp ứng các quy định mới trong các FTA, sẽ có thêm một số thay đổi bổ sung cho phù hợp. Vậy có thể nói hành lang pháp lý của Việt Nam không thiếu, cái thiếu chính là ý thức và quyết tâm của doanh nghiệp trong việc sử dụng các biện pháp PVTM để bảo vệ lợi ích của mình. Mặc dù cơ quan điều tra có thể tự khởi xướng một vụ điều tra, tuy nhiên hầu hết các vụ việc PVTM được khởi xướng dựa trên đơn kiện của các nhà sản xuất trong nước. Vì các nhà sản xuất trong nước là người trực tiếp tiếp cận và phát hiện được các hành vi cạnh tranh không công bằng của các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc hiểu được những thiệt hại mà ngành sản xuất mình đang gặp phải hơn ai hết. Trong trường hợp các doanh nghiệp trong nước không gửi đơn kiện, cơ quan có thẩm quyền khó có thể tiến hành cuộc điều tra, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh thực thi hàng loạt các FTA trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu và sử dụng các công cụ PVTM mà FTA cho phép, để vừa tranh thủ những lợi ích mà FTA mang lại, vừa có thể bảo vệ được lợi ích của mình trước sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu.

Để sử dụng công cụ PVTM có hiệu quả trong bối cảnh các FTA, các doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau đây:

- Nắm rõ quy định về PVTM trong các FTA của Việt Nam, đặc biệt các FTA liên quan đến các nước đối tác mà doanh nghiệp có ý định khởi kiện;

- Nắm và hiểu rõ quy định về PVTM của WTO và Việt Nam;

- Thu thập và chuẩn bị sẵn sàng các số liệu, bằng chứng về việc hàng hóa nước ngoài bán phá giá hoặc có sự gia tăng đột biến và thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất của mình (với các yếu tố chứng minh thiệt hại theo quy định) để đảm bảo đơn kiện được chấp thuận;

- Chuẩn bị đầy đủ về nguồn lực cần thiết cho việc theo kiện (cả về tài chính và nhân lực) bởi một vụ kiện thường kéo dài, với những đòi hỏi cao về bằng chứng, lập luận;

- Thuê luật sư tư vấn để hỗ trợ việc khởi kiện, bao gồm: tập hợp bằng chứng, dữ kiện, lập hồ sơ... trong trường hợp cần thiết;

- Tập hợp các doanh nghiệp trong ngành cùng phối hợp thu thập số liệu và đứng đơn kiện. PVTM là một công cụ “tập thể” được trao cho các ngành sản xuất nhằm bảo vệ cả ngành của mình trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh/nhập khẩu ồ ạt từ nước ngoài. Vì vậy, một doanh nghiệp đơn lẻ không thể đứng đơn kiện hay sử dụng công cụ này, ngoại trừ trường hợp bản thân doanh nghiệp đó là đại diện của ngành.

- Vai trò của Hiệp hội ngành hàng là rất quan trọng trong việc tăng cường kết nối các doanh nghiệp tham gia và trực tiếp tham gia cùng với doanh nghiệp sử dụng các cụ PVTM.

Trên thực tế, việc khởi kiện là quá trình “vừa học vừa làm”, trong đó các ngành sản xuất và doanh nghiệp học hỏi, rút kinh nghiệm dần dần trong quá trình khiếu kiện nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích hợp pháp của mình.

Tại Việt Nam, kể từ ngày 18/8/2017, cơ quan thực thi pháp luật về PVTM là Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương (trước đây là Cục Quản lý cạnh tranh). Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) là tổ chức thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ), thực hiện các công việc liên quan đến các vụ kiện thương mại quốc tế về phòng vệ thương mại tại WTO và các tổ chức quốc tế.

Với chức năng của mình, Cục PVTM trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, khiếu kiện của doanh nghiệp để xem xét, tiến hành khởi xướng điều tra các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Cục PVTM cũng hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp các quy định PVTM của WTO, của các nước trên thế giới và trong các FTA... khi doanh nghiệp có yêu cầu. Các hiệp hội và doanh nghiệp cũng có thể nhận được hướng dẫn, thông tin tham khảo về các vấn đề liên quan đến khởi kiện như việc chuẩn bị hồ sơ... từ Cục PVTM.

Đặng Xuân Tâm, Chánh Văn phòng Cục PVTM