Tin tức

Với dân số khoảng 1,4 tỷ, trong đó 400 triệu người có mức thu nhập trung lưu, Trung Quốc được đánh giá là thị trường xuất khẩu (XK) tiềm năng của Việt Nam. Để khai thác bền vững thị trường này, doanh nghiệp (DN) cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là khẳng định của ông Tô Ngọc Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) với báo chí mới đây.

Thời gian qua, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam và Trung Quốc liên tục gia tăng. Tuy nhiên, XK của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu (NK) của quốc gia này. Xin ông cho biết đánh giá về vấn đề này?

xuat khau sang trung quoc huong toi ben vung va can bang

Ông Tô Ngọc Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Nhập siêu giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra nhiều năm, một phần do quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế. Hiện, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam có vị trí địa lý gần kề với Trung Quốc và có nền sản xuất nội địa chưa phát triển, nhu cầu NK của Việt Nam từ Trung Quốc cũng phù hợp theo nguyên tắc của thị trường. Ngược lại, Việt Nam chủ yếu XK sang Trung Quốc các mặt hàng nông-thủy sản ở hình thức tươi sống và thô, dù hiện nay đã XK thêm một số mặt hàng chế biến, chế tạo, nhưng kim ngạch vẫn chưa nhiều. Bên cạnh đó, thời gian qua, các nhà đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển sang Việt Nam, mang theo máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất của họ từ Trung Quốc. Dẫn đến kim ngạch NK các mặt hàng này từ Trung Quốc tăng đáng kể.

Theo ông, để giải quyết bài toán nhập siêu, chúng ta cần có những giải pháp gì?

Theo tôi, trước hết phải nâng cao trình độ, năng lực sản xuất nội địa để tiến tới thay thế hàng hóa NK từ nước ngoài, trong đó có thị trường Trung Quốc. Th hai, nâng cao giá trị gia tăng XK, đặc biệt, định hướng XK nông - thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc theo hướng chính ngạch và tiến tới giảm tối đa hình thức tiểu ngạch. Th ba, các DN, hiệp hội, nhà quản lý, nhất là các địa phương cần thay đổi nhận thức về thị trường này. Đó là Trung Quốc chưa và không bao giờ là thị trường dễ tính. Từ đó, chúng ta cần thay đổi phương thức XK theo hình thức chính ngạch. Có như vậy, hoạt động XK sang Trung Quốc mới bền vững và chắc chắn hơn. Th tư, tăng cường các khâu kiểm soát chất lượng hàng hóa NK theo các quy định, biện pháp của WTO, cũng như thông lệ quốc tế cho phép, loại bỏ những mặt hàng chất lượng kém, không phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, tránh để Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ cũng như tiêu thụ mặt hàng kém chất lượng.

Thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên khuyến nghị DN XK sang Trung Quốc theo đường chính ngạch. Vậy tại sao hoạt động này vẫn chưa được đẩy mạnh, thưa ông?

Trước khi Việt Nam và Trung Quốc chưa phải là thành viên của WTO, mọi hoạt động thương mại đều là trao đổi thương mại biên giới và chưa có quy phạm nhất định. Tuy nhiên, khi hai nước trở thành thành viên của WTO và tham gia vào Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), hoạt động thương mại giữa hai bên ngày càng đi vào chính thức hơn. Tuy nhiên, từ năm 2008, Trung Quốc có những chính sách ưu đãi với trao đổi cư dân biên giới, đặc biệt là chính sách cho cư dân biên giới được phép mua hàng từ 2 nước có chung đường biên giới với giá trị 8.000 nhân dân tệ/người/ngày. Rất nhiều DN của Trung Quốc đã lợi dụng chính sách này để “xé lẻ” các mặt hàng NK. Mặc dù, hai nước tham gia ACFTA và có thuế quan 0%, nhưng khi NK chính ngạch, các DN Trung Quốc vẫn phải đóng các khoản thuế giá trị gia tăng 10-13%, tùy từng loại mặt hàng. Nếu NK theo hình thức trao đổi cư dân biên giới thì sẽ được miễn các loại thuế này. Đây chính là một trong những lý do khiến XK tiểu ngạch chưa giảm.

Việc NK qua đường cư dân biên giới dẫn đến việc kiểm soát chất lượng không được tốt. Rất nhiều mặt hàng chưa được XK chính thức sang Trung Quốc nhưng vẫn được XK tiểu ngạch. Dẫn tới tình trạng, có những DN Việt Nam sau nhiều năm trao đổi XK theo hình thức tiểu ngạch vẫn “không chịu lớn”. Tức là các DN không tổ chức lại sản xuất, không thực hiện công tác quản lý chất lượng theo đúng quy định của nước nhập NK, bị phụ thuộc vào hình thức XK tiểu ngạch.

Để khai thác bền vững thị trường Trung Quốc, các DN cần phải thay đổi phương thức tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, để có thể XK theo hình thức chính ngạch thay vì bị phụ thuộc vào hình thức tiểu ngạch như hiện nay.

Thanh Tùng, Bộ CT