Tin tức

Vào ngày 01/01/2020, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ đánh dấu tròn 25 năm tồn tại kể từ khi được thành lập ngày 01/01/1995. Kỷ niệm chặng đường ¼ thế kỷ là sự kiện lớn đối với tổ chức này với những đóng góp nhằm thúc đẩy các chuẩn mực dựa trên quy tắc vì lợi ích công cộng.

Tuy nhiên, ngay trước dấu mốc 25 năm tồn tại, trong tháng 12/2019, một chức năng quan trọng của WTO về giải quyết tranh chấp thương mại đã bị tê liệt. Mỹ đã chọn đưa Cơ quan phúc thẩm WTO, cơ quan xét xử cao nhất để giải quyết các tranh chấp thương mại toàn cầu, vào tình trạng tê liệt trong thời điểm hiện tại. Kể từ bây giờ, các biện pháp thương mại bất hợp pháp do Mỹ và các quốc gia khác áp đặt sẽ không được giải quyết một cách độc lập.

Có lẽ WTO đang đối mặt thách thức lớn nhất trên mặt trận đàm phán. Nhóm các quốc gia hùng mạnh do Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canada và Australia dẫn đầu đang dần biến cơ quan thương mại thành một tổ chức thương mại đa phương bằng cách tiến hành đàm phán trong các lĩnh vực lợi ích cốt lõi của họ. Ví dụ, Mỹ muốn đảm bảo rằng các công ty công nghệ GAFA (Google, Amazon, Facebook và Apple) cùng với Microsoft tiếp tục thống trị thương mại điện tử toàn cầu thông qua các quy tắc mới đảm bảo các quốc gia không áp dụng thuế đối với giao dịch truyền điện tử, hoặc quy định điều kiện lưu trữ dữ liệu trong các máy chủ trong nước.

Trung Quốc, cùng với một nhóm các quốc gia khác, muốn tạo ra một thỏa thuận nhiều bên về tạo thuận lợi đầu tư bất chấp sự phản đối của nhiều nước, bao gồm cả Mỹ và Ấn Độ. Australia, EU, Canada, Nhật Bản và các nước khác đang cố gắng tạo ra một thỏa thuận về quy định trong nước đối với các dịch vụ làm suy yếu các cuộc đàm phán đa phương bắt buộc đang được Ban Công tác về Quy định trong nước (WPDR) tiến hành. Một thỏa thuận nhiều bên khác để hoàn thiện các nguyên tắc đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) đang được đàm phán bởi một nhóm các quốc gia khác nhau. Ngay sau đó, thậm chí có thể có một thỏa thuận nhiều bên về môi trường. Các thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia luôn bị chi phối bởi những nước chính và phần lớn những nước tham gia sẽ có ít hoặc không có tiếng nói. Mặc dù có sự gia tăng các thỏa thuận nhiều bên hiện đang được đàm phán, Mỹ và các đồng minh cũng nhấn mạnh phải có các thỏa thuận đa phương phù hợp với lợi ích của họ. Mỹ muốn có một thỏa thuận đa phương mạnh mẽ để cấm trợ cấp thủy sản mà không có sự đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển.

wto 25 nam thach thuc va khung hoang

Là một phần của cải cách WTO, việc đưa ra các yêu cầu thông báo và minh bạch về trừng phạt đang được đặt ra. Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc, cùng với những quốc gia khác, đã phản đối quyết liệt các điều khoản này với lý do họ vi phạm Hiệp định Marrakesh về thành lập cơ quan thương mại toàn cầu. Mỹ đang dẫn đầu về việc đưa các điều khoản xói mòn này. Đáng lo ngại hơn, Mỹ, EU và Nhật Bản và các quốc gia khác muốn loại bỏ các nguyên tắc cốt lõi như ra quyết định dựa trên sự đồng thuận và linh hoạt đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển.

Có thể nói WTO đang phải chứng kiến sự chia rẽ về mặt quan điểm giữa các thành viên, mà nhiều nhà phân tích cho rằng khi bước sang tuổi 25, nếu không tiến hành cải tổ mạnh mẽ, WTO có thể được đặt tên là "Tổ chức thương mại nhiều bên trên thế giới”, phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ các nước phát triển và đang phát triển.

Nguồn: Quỳnh Anh, Văn phòng BCĐLNKT