Tin tức

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực. Nhiều bài viết về lợi ích và thách thức của Nhật Bản đã được các báo đăng tải.

Khi CPTPP có hiệu lực, một trong những lợi ích lớn nhất đối với Nhật Bản chính là thuế. Tờ Nikkei đã chỉ ra rằng, trong năm đầu tiên Nhật Bản có thể lãi đến 1 tỷ USD tiền thuế.

Thời báo kinh tế Nikkei dẫn nguồn từ Viện nghiên cứu đầu tư, thương mại Nhật Bản, trong năm đầu tiên CPTPP có hiệu lực, 5 quốc gia như Canada, Australia sẽ miễn giảm tổng cộng 2 tỷ USD tiền thuế với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, trong khi đó, Nhật Bản chỉ phải miễn giảm 1 tỷ USD thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ 10 nước còn lại.

Tập đoàn Itochu vừa đầu tư bổ sung khoảng 5 tỷ Yen vào Tập đoàn may mặc Vinatex, trở thành cổ đông lớn thứ 2 sau Chính phủ Việt Nam, với mục tiêu là xuất khẩu ra nước ngoài. Canada sẽ giảm thuế từ gần 20% như xuống 0% đối với hàng may mặc, nhờ có CPTPP mà doanh nghiệp này kỳ vọng tăng khả năng kinh doanh

Các tờ báo của Nhật Bản cũng nhận định, chính sách phòng thủ và tấn công trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ bắt đầu được triển khai, vừa hỗ trợ nông dân bị giảm thu nhập, vừa tăng cường xuất khẩu nông sản cao cấp, có thương hiệu.

Báo Yomiuri trích đánh giá của bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp và Thủy sản Nhật Bản tổng kết vào tháng 12/2018, khi CPTPP có hiệu lực, ngành này có thể chịu thiệt hại hàng năm lên tới 1,36 tỷ USD do cạnh tranh của nông sản nước ngoài giá rẻ. Trong khi đó, các tập đoàn sản xuất nông nghiệp có thương hiệu như GRA, tỉnh Miyagi đang tập trung xuất khẩu dâu tây cao cấp với giá 1.000 Yen, tương đương 200.000 đồng/quả, tập trung vào các nước Đông Nam Á, khi thuế nông sản được bãi bỏ.

Nguồn: Thành Long, Văn phòng BCĐLNKT