Hội nhập trong nước

UBND tỉnh Ninh Thuận

Năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đạt 410 tỷ USD, gấp 4 lần so với 10 năm trước khi Việt Nam gia nhập WTO[1]. Điều này khẳng định, chỉ có con đường hội nhập quốc tế mới mang lại con số đó.

Với địa phương Ninh Thuận, từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới - WTO - (năm 2007) đến nay, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt được một số kết quả nhất định. Các ngành, địa phương và các doanh nghiệp đã nhận thức được chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO là xu hướng tất yếu để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế-xã hội của tỉnh. Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh được công khai minh bạch hơn, công tác cải cách hành chính được cải thiện, tạo môi trường thu hút đầu tư công bằng, thông thoáng hơn; đảm bảo an ninh quốc phòng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và hội nhập quốc tế hơn. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác hội nhập quốc tế được nâng lên rõ nét; doanh nghiệp đã chủ động hơn trong hội nhập quốc tế, nhận thức rõ hơn những cơ hội và thách thức do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với địa phương, doanh nghiệp. Đặc biệt, nền kinh tế có bước khởi sắc, vị thế của Tỉnh được nâng lên, tạo được diện mạo mới, sức bật mới; chủ trương tập trung phát triển mạnh các nhóm ngành đột phá về năng lượng tái tạo, kinh tế biển tại Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII (2015-2020) về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh là đúng đắn, có bước phát triển và được khai thác có hiệu quả bước đầu góp phần biến các khó khăn, thách thức của nền kinh tế thành động lực phát triển; thu hút vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá, nhiều dự án quy mô lớn lĩnh vực năng lượng tái tạo, du lịch chất lượng cao được triển khai và đẩy nhanh tiến độ, một số dự án lớn mang tính động lực về cảng biển, điện khí, thủy điện tích năng... đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư chiến lược, cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ Ninh Thuận phát triển do Chính phủ ban hành sẽ tạo động lực mới thúc đẩy phát triển nhanh hơn kinh tế - xã hội 2 năm còn lại (2019-2020), góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đến năm 2020 và cho phát triển giai đoạn tới được mạnh mẽ. Kết quả thể hiện ở các chỉ tiêu về kinh tế năm 2018 và mục tiêu đến năm 2020 như sau:

(1) Tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2018 là 8,6%/năm (mục tiêu giai đoạn 2016-2020 là 10-11%/năm); Quy mô nền kinh tế năm 2018 tăng gấp 1,28 lần so năm 2015 và bằng 80,2% mục tiêu năm 2020 [2].

(2) GRDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 39,7 triệu đồng/người, tăng gấp 1,4 lần năm 2015 và bằng 68,4% mục tiêu năm 2020 (58-60 triệu đồng/người)

(3) Giá trị gia tăng các ngành tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2018: Nông, lâm nghiệp và Thủy sản 8,1%/năm (mục tiêu 2016-2020 là 5-6%/năm); công nghiệp - xây dựng 8,6%/năm (mục tiêu 14-15%/năm); dịch vụ 8,8%/năm (mục tiêu 11-12%/năm).

(4) Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng năm 2018 chiếm 22,3% (mục tiêu năm 2020 là 30-31%); Nông, lâm, thủy sản chiếm 37,6% (mục tiêu 28-29%); dịch vụ chiếm 40,1% (mục tiêu 39-40%).

(5) Thu ngân sách trên địa bàn năm 2018 ước đạt 2.300 tỷ đồng (mục tiêu năm 2020 là 2.800-3.000 tỷ đồng).

(6) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2018 khoảng 29.170 tỷ đồng, bằng 57,2% mục tiêu năm 2020 (51-55 ngàn tỷ đồng). Trong 2 năm đầu 2016-2017 đạt thấp, do dừng chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân, các dự án động lực thay thế chưa triển khai. Dự báo từ năm 2018 các dự án lớn mang tính động lực về năng lượng tái tạo, thủy điện tích năng, cảng biển nước sâu Cà Ná cùng một số dự án quy mô lớn khác triển khai sẽ đóng góp lớn cho tổng vốn đầu tư xã hội. Dự kiến cả giai đoạn 2016-2020 ước đạt trên 60 ngàn tỷ đồng, vượt mục tiêu Đại hội đề ra. 

(7) Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2018 ước đạt 85 triệu USD (mục tiêu năm 2020 là 150 triệu USD).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh vẫn còn một số hạn chế, tồn tại: công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân còn hạn chế, nội dung chưa thật phong phú và đi vào chiều sâu, nhất là những kiến thức về pháp luật quốc tế; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh chưa cao; công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường, nhất là các thị trường lớn còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung. Đáng chú ý là hoạt động xuất khẩu chưa có sự đột phá để phát triển nhanh và vững chắc; cơ cấu mặt hàng kém phong phú, ít có sự thay đổi, chủ yếu vẫn là nhân điều, thủy sản; thương hiệu và năng lực của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của tỉnh vẫn còn rất hạn chế cả về quy mô cũng như năng lực, chưa có doanh nghiệp mạnh làm đầu tàu tác động kích thích chung; các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, chế biến xuất khẩu còn hạn chế, dừng lại ở những sản phẩm thô, sản phẩm lại chưa đa dạng, việc đầu tư chiều sâu để sản xuất xuất khẩu sản phẩm có giá trị cao còn gặp khó khăn.

Những hạn chế, tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, trong đó cần nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan, đó là: việc triển khai một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế vào điều kiện cụ thể của địa phương có mặt còn hạn chế; hội nhập kinh tế quốc tế còn bị tác động bởi cách tiếp cận phiến diện, ngắn hạn và cục bộ; năng lực dự báo, phân tích ở các ngành và địa phương chưa tốt, thiếu chủ động và chưa lường hết được những khó khăn tác động từ bên ngoài trong quá trình tổ chức thực hiện; công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, kịp thời.

Năm 2018 đang dần khép lại với nhiều thành tựu xen lẫn tồn tại, hạn chế; trong đó, CPTTP đã và đang được các quốc gia thông qua là kết quả, là sự kiện quan trọng trong hoạt động hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng của Việt Nam.

Năm 2019, dự kiến CPTPP, EVFTA có hiệu lực, đã và đang tạo ra nhiều cơ hội rất gần về hợp tác, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng chủ lực của tỉnh như: hạt điều, thủy sản, dệt may.

Dù vậy, đa số doanh nghiệp (và cả một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý nhà nước) mới chỉ biết tới CPTPP, EVFTA ở mức độ chung, chưa đủ để có thể chuẩn bị hiệu quả cho việc thực thi các Hiệp định này. Một mặt là do doanh nghiệp chưa chủ động tìm hiểu, mặt khác CPTPP, EVFTA là Hiệp định phức tạp, không dễ để có thể hiểu các cam kết trong đó, càng chưa nói đến việc tham gia thực thi các cam kết này.

Điều thu hút sự quan tâm lớn nhất và trước tiên của công dân bất cứ quốc gia nào khi quốc gia đó tham gia một hiệp định thương mại tự do là những lợi ích mang lại cho mình. Trên nghĩa này, CPTPP và EVFTA tạo thuận lợi hơn cho hàng hóa và đầu tư của Việt Nam nói riêng và các nước thành viên nói chung tiếp cận một thị trường rộng lớn ở châu Á Thái Bình Dương và Liên minh Châu Âu với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, nơi hiện vẫn đang có sự bảo hộ thương mại với biểu thuế cao và nhiều rào cản khác.

Do đó, Tỉnh Ninh Thuận đã lựa chọn, lập kế hoạch năm 2019tập trung vào phổ biến tuyên truyền[3]và đang nỗ lực hành động bằng cơ chế chính sách hỗ trợ để giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội từ các Hiệp định trên.

HÀNH ĐỘNG là phương châm lựa chọn của Ninh Thuận trong năm 2019 trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam - CPTPP và EVFTA tại địa phương.

Và hành động dứt khoát, không nửa vời, bởi vì trên thực tế, nửa vời nghĩa là không làm gì cả như lời nhắc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam năm 2017: “Chúng ta phải hành động, không được nửa vời”.

Tóm lại, Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình chuyển biến lâu dàiNinh Thuận đã và đang nỗ lực từng ngày minh chứng cho sự chuyển biến ấy./.

Ninh Thuận đạt 110 triệu USD, gấp hơn 2 lần so năm 2007.

Trong 2 năm đầu 2016,2017 đạt thấp, do ảnh hưởng hậu hạn hán kéo dài và năng lực sản xuất mới của ngành công nghiệp - xây dựng gặp khó khăn, tăng trưởng thấp. Dự báo từ năm 2018 ngành công nghiệp - xây dựng, nhất là năng lượng tái tạo tăng nhanh sẽ đóng góp lớn cho tăng trưởng, dự kiến tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 trên 10%, đạt mục tiêu Nghị quyết.

Ngày 06/01/2017, Tỉnh uỷ Ninh Thuận đã ban hành Chương trình hành động số 100-CTr/TU triển khai thực hiện Nghị quyết số 06, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 100-CTr/TU, trong đó đề ra nhiều giải pháp cụ thể như là: tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức; hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật; nâng cao năng lực cạnh tranh; tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường quốc phòng, an ninh; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm nâng cao và phát huy hiệu quả uy tín và vị thế của tỉnh; bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; giải quyết tốt các vấn đề môi trường Nhằm(1) khắc phục những hạn chế, tồn tại tại địa phương thời gian qua; (2) khẳng định “Việc thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA,… sẽ tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; doanh nghiệp có cơ hội để phát triển mạnh hơn, sáng tạo hơn và có sức cạnh tranh hơn; người tiêu dùng có thêm cơ hội lựa chọn hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, môi trườngViệc tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tếphụ thuộc nhiều vào thể chế, chính sách của nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp”; (3) đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Tỉnh trong thời gian đến theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.