VĂN KIỆN HIỆP ĐỊNH KHUNG ASEAN VỀ DỊCH VỤ
Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) (Bản Tiếng Việt) (Bản Tiếng Anh)
Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ, Phnom Penh, Campuchia, 2 tháng 9 năm 2003
9 gói cam kết chung theo AFAS
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ nhất (1997) và Phụ lục
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ hai (1998) và Phụ lục
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ ba (2001) và Phụ lục
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ tư (2004) và Phụ lục
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ năm (2006) và Phụ lục
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ sáu (2007) và Phụ lục
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ bảy (2009) và Phụ lục
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ tám (2010) và Phụ lục
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ chín (2015) và Phụ lục
Các Gói cam kết về Dịch vụ Tài chính
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ hai và Phụ lục
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ ba và Phụ lục
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ tư và Phụ lục
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ năm và Phụ lục
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ sáu và Phụ lục
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ bảy và Phụ lục
Các Gói cam kết về dịch vụ Vận tải hàng không
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ tư
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ năm
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ sáu
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ bảy
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ tám
Nghị định thư thi hành Gói cam kết thứ chín
TÓM LƯỢC HIỆP ĐỊNH KHUNG ASEAN VỀ DỊCH VỤ (AFAS)
1. Tổng quan
Ngày 15/12/1995: Các nước ASEAN ký Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN (AFAS). Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vòng đàm phán từng bước tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN.
1996 – 2015: Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 Gói cam kết về dịch vụ, 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính và 8 Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không.
2. Mục tiêu
Mục tiêu tự do hóa trong khuôn khổ AFAS đã được nêu trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint). AEC Blueprint đặt ra các yêu cầu về tự do hóa đối với cả 4 phương thức cung cấp dịch vụ là: Phương thức 1 – Cung cấp dịch vụ qua biên giới, Phương thức 2 – Tiêu dùng ở nước ngoài, Phương thức 3 – Hiện diện thương mại, và Phương thức 4 – Hiện diện thể nhân. Tuy nhiên, các Gói cam kết trong khuôn khổ Hiệp định AFAS chỉ đề cập đến 3 Phương thức 1,2,3 còn Phương thức 4 được tách ra đàm phán riêng trong Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP) vào năm 2012.
Đối với 3 Phương thức cung cấp dịch vụ 1,2,3, AEC Blueprint đặt ra mục tiêu:
+ Đối với Phương thức 1 và 2: Không có hạn chế nào, ngoại trừ các trường hợp có lý do hợp lý (như bảo vệ cộng đồng) và được sự đồng ý của tất cả các Thành viên ASEAN trong từng trường hợp cụ thể.
+ Đối với Phương thức 3: Cho phép tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài thuộc khu vực ASEAN trong các doanh nghiệp lên tới 70% vào năm 2015 đối với tất cả các lĩnh vực và từng bước loại bỏ các rào cản khác.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm 31/12/2015 thì các nước ASEAN vẫn chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu kể trên
3. Nguyên tắc, phạm vi và hình thức đàm phán
Nguyên tắc đàm phán: Đàm phán dịch vụ trong khuôn khổ AFAS được thực hiện theo hình thức Chọn – Cho giống WTO, tức là tất cả các ngành/lĩnh vực có cam kết mở cửa thì sẽ được đưa vào trong các Gói cam kết, còn trường hợp không đưa vào là không có cam kết gì.
Phạm vi cam kết: Các Gói cam kết về mở cửa dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định AFAS không bao gồm Phương thức cung cấp dịch vụ 4 – Hiện diện thể nhân, mà chỉ bao gồm 3 Phương thức cung cấp dịch vụ 1- Cung cấp dịch vụ qua biên giới), 2 - Tiêu dùng ở nước ngoài và 3 – Hiện diện thương mại. Các cam kết về Hiện diện thể nhân hay còn gọi là Di chuyển thể nhân được đàm phán riêng trong Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN năm 2012.
Ngoài ra, lĩnh vực dịch vụ Tài chính và Vận tải hàng không cũng được đàm phán riêng, không nằm trong các Gói cam kết chung.
4. Các cam kết cụ thể
4.1 Các gói cam kết chung về dịch vụ
i) Tiến trình đàm phán
Từ năm 1996 đến 2006, các nước ASEAN đã tiến hành 4 vòng đàm phán về dịch vụ, mỗi vòng cách nhau 3 năm. Các vòng đàm phán quy định lộ trình cắt giảm cụ thể các rào cản đối với dịch vụ giữa các nước ASEAN. Kết quả sau 4 vòng đàm phán, các nước đã đưa ra 6 Gói cam kết về dịch vụ, Gói sau có cam kết cao hơn Gói trước và là một phần của Hiệp định AFAS.
Từ năm 2007 đến nay, các nước ASEAN không tiến hành các vòng đàm phán nữa mà thực hiện tự do hóa dịch vụ dựa trên các mục tiêu và lộ trình trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint). Các Gói cam kết tiếp tục được đàm phán và thực hiện, tính đến tháng 11/2015 đã có 9 Gói cam kết đã được đưa ra.
Các Gói cam kết này không bao gồm dịch vụ Tài chính và Vận tải hàng không (hai lĩnh vực này được đàm phán trong các Gói cam kết riêng).
Bảng: Các vòng đàm phán và các gói cam kết dịch vụ trong khuôn khổ AFAS
Vòng 1 (1996 – 1998)
• Gói thứ nhất, ký ngày 15/1997 tại Kuala Lumpur, Malaysia
• Gói thứ 2, ký ngày 16/121998 tại Hà Nội, Việt Nam
Vòng 2 (1999 – 2001)
• Gói thứ 3, ký ngày 31/12/2001
Vòng 3 (2002 – 2004)
• Gói thứ tư, ký ngày 3/9/2004 tại Jakarta, Indonesia
Vòng 4 (2005 – 2006)
• Gói thứ 5, ký ngày 8/12/2006 tại Cebu, Philippines
• Gói thứ 6, ký ngày 19/11/2007 tại Singapore
2007 – 2015
• Gói thứ 7, ký ngày 26/02/2009 tại Cha-am, Thailand
• Gói thứ 8, ký ngày 28/10/2010 tại Hà Nội, Việt Nam
• Gói thứ 9, ký ngày 27/11/2015 tại Makati City, Philippines
ii) Hiệu lực
Với mỗi Gói cam kết, để thực hiện các nước ASEAN sẽ cùng ký vào một Nghị định thư thực thi Gói cam kết đó. Hiệu lực của Gói cam kết sẽ phụ thuộc vào quy định trong Nghị định thư.
Chẳng hạn như theo Nghị định thư thực thi Gói cam kết thứ 9 về Dịch vụ, Gói cam kết này sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày ký Nghị định thư. Trong thời gian 180 ngày đó, các nước Thành viên sẽ tiến hành các thủ tục nội bộ để phê chuẩn Gói cam kết này, sau khi hoàn thành sẽ thông báo bằng văn bản cho Ban Thư ký ASEAN. Nếu một nước Thành viên không thể hoàn thành phê chuẩn trong vòng 180 ngày đó, thì đến khi nào hoàn thành và thông báo cho Ban Thư ký thì các quyền và nghĩa vụ của nước đó trong Gói thứ 9 mới bắt đầu.
iii) Mức độ cam kết
Các Gói cam kết trong AFAS nhìn chung có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết sâu hơn so với các cam kết trong WTO của mỗi nước thành viên. Các Gói cam kết sau có mức độ cam kết cao hơn các Gói cam kết trước nhằm tiến đến thực hiện các mục tiêu về tự do hóa dịch vụ đặt ra trong AEC Blueprint
Mức độ cam kết của Việt Nam:
+ Trong các 9 Gói cam kết trên, các Gói cam kết 1-7 của Việt Nam có mức độ mở cửa dịch vụ chỉ thấp hơn hoặc bằng so với mức độ mở cửa dịch vụ của Việt Nam trong WTO. Nhưng bắt đầu từ Gói thứ 8 trở đi, một số cam kết của Việt Nam trong một số phân ngành đã bắt đầu cao hơn mức độ mở cửa trong WTO và bổ sung thêm cam kết cho một số phân ngành mới.
+ Gói cam kết thứ 9 về dịch vụ trong AFAS có nhiều lĩnh vực Việt Nam cam kết cao hơn và mở rộng thêm một số cam kết so với WTO. Hiện tại Việt Nam đã hoàn thành phê chuẩn Gói cam kết thứ 9 của AFAS và sẽ thực hiện khi Gói này khi có hiệu lực. Theo quy định của Nghị định thư thực thi Gói cam kết thứ 9 thì sau 180 ngày kể từ ngày ký Nghị định thư (27/11/2015) thì Gói này sẽ có hiệu lực.
Một số cam kết dịch vụ của Việt Nam trong Gói cam kết thứ 9 của AFAS cao hơn cam kết trong WTO
STT
Lĩnh vực
Cam kết trong Gói 9 AFAS cao hơn WTO
1
Dịch vụ Bất động sản
- Dịch vụ quản lý bất động sản trên cơ sở một khoản phí hoặc hợp đồng: Việt Nam mở cửa cả 3 Phương thức dịch vụ (trong WTO không có cam kết)
2
Dịch vụ nghiên cứu và phát triển
- Dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học xã hội và nhân văn và Dịch vụ nghiên cứu và phát triển liên ngành: mở cửa cho phép tỷ lệ góp vốn của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thuộc ASEAN lên tới 70% trong liên doanh (trong WTO không có cam kết)
3
4
Y tế
- Các dịch vụ bệnh viện, nha khoa và khám bệnh: Mở cửa hoàn toàn cả 3 phương thức cung cấp dịch vụ (trong WTO vẫn có yêu cầu về vốn đầu tư tối thiểu để thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ)
- Các dịch vụ y tá, vật lý trị liệu và cứu trợ y tế: chưa cam kết trong WTO, trong Gói 9 Việt Nam cam kết mở cửa hoàn toàn ở 3 phương thức cung cấp dịch vụ
5
Viễn thông
- Dịch vụ Giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng (trừ dịch vụ tiếp cận internet): cho phép vốn góp của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong liên doanh lên tới 70% (thay vì 65% như trong WTO)
6
Du lịch
- Dịch vụ công viên vui chơi giải trí (theme park): trong WTO Việt Nam không có cam kết gì đối với dịch vụ này. Trong Gói 9 của AFAS, Việt Nam cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ này nhưng phần vốn góp không được vượt quá 70% vốn điều lệ của công ty, đồng thời Việt Nam vẫn giữ quyền phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực này.
7
Vận tải
- Vận tải đường sắt: Trong WTO đối với dịch vụ này Việt Nam vẫn còn tương đối nhiều hạn chế đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Trong Gói 9 của AFAS Việt Nam mở cửa hoàn toàn cả 3 Phương thức dịch vụ đối với Vận tải đường sắt hàng hóa, còn đối với Vận tải đường sắt hành khách thì chỉ duy trì hạn chế đối với Phương thức 3, theo đó yêu cầu tỷ lệ góp vốn trong liên doanh không vượt quá 51% (so với 49% trong WTO)
- Vận tải đường biển: Mở cửa thêm Phương thức 1 đối với cả vận tải đường biển hàng hóa và hành khách so với WTO. Còn đối với Phương thức 3, mở cửa hơn so với WTO ở hình thức vận tải đường biển hàng hóa khi cho phép vốn góp của nước ngoài trong các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam lên tới 70% (so với 49% trong WTO)
- Vận tải đường bộ hàng hóa: Mở cửa thêm Phương thức 1 so với WTO và cho phép vốn góp của nước ngoài trong liên doanh lên tới 70% (so với 49% trong WTO)
- Các dịch vụ hỗ trợ, bảo trì, sửa chữa thiết bị vận tải: Gói cam kết 9 của AFAS có cam kết mở cửa bổ sung thêm một số dịch vụ này (trong WTO không có cam kết)
i) Các Gói cam kết về dịch vụ Vận tải hàng không
Tính đến tháng 12/2015, các nước ASEAN đã đàm phán và đưa ra 8 Gói cam kết về dịch vụ Vận tải hàng không. Gói mới nhất – Gói 8 được ký vào ngày 20/12/2013 tại Pakse, Lào và các nước đang chuẩn bị thông qua Gói thứ 9.
Trong Gói cam kết thứ 8 của Việt Nam về vận tải hàng không, các lĩnh vực dịch vụ có cam kết cao hơn so với WTO bao gồm:
- Dịch vụ bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không: mở cửa đối với cả 3 phương thức, không bắt buộc phải có đại lý hoặc văn phòng bán vé tại Việt Nam như trong WTO.
- Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính: mở cửa đối với cả 3 phương thức, không yêu cầu phải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của nhà chức trách viễn thông Việt Nam.
- Dịch vụ cho thuê máy bay kèm/không kèm đội bay, dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không: chưa có cam kết trong WTO, trong Gói 8 Việt Nam cam kết không hạn chế đối với cả 3 phương thức cung cấp dịch vụ.
- Dịch vụ cung cấp bữa ăn trên máy bay: chưa có cam kết trong WTO, trong Gói 8 Việt Nam cam kết chỉ duy trì hạn chế vốn góp của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thuộc ASEAN trong liên doanh không quá 49%.
Ngoài Hiệp định AFAS, các nước ASEAN còn có các cam kết liên quan đến vận tải hàng không trong các thỏa thuận khác của ASEAN, bao gồm:
Biên bản ghi nhớ ASEAN về dịch vụ vận tải hàng không, ký ngày 19/9/2002 tại Jakarta, Indonesia và Nghị định thư sửa đổi ký ngày 8/2/2007 tại Bangkok, Thái Lan
Hiệp định đa biên ASEAN về Dịch vụ hàng không, ký ngày 20/5/2009 tại Manila, Philippines
Hiệp định đa biên ASEAN về tự do hóa hoàn toàn dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không, ký ngày 20/5/2009 tại Manila, Philippines
Hiệp định đa biên ASEAN về tự do hóa hoàn toàn dịch vụ vận tải hành khách hàng không, ký ngày 12/11/2010 tại Bandar Seri Begawan, Brunei
Khuôn khổ thực thi thị trường hàng không đơn nhất ASEAN (ASAM), thông qua ngày 15/12/2011 tại Phnom Penh, Campuchia.
ii) Các Gói cam kết về dịch vụ Tài chính
Tính đến tháng 12/2015 các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính. Gói mới nhất – Gói 6 được ký ngày 20/3/2015 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Tuy nhiên, do lĩnh vực tài chính là một trong những lĩnh vực nhạy cảm không chỉ đối với Việt Nam mà đối với nhiều nước ASEAN, nên các cam kết mở cửa dịch vụ tài chính trong các Gói cam kết tài chính của AFAS vẫn còn tương đối hạn chế, thường thấp hơn hoặc ngang bằng cam kết trong WTO.
Tuy nhiên, trong Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ 6, các nước ASEAN đã đưa vào một nội dung quan trọng đó là: Nhằm tăng cường hội nhập khu vực trong lĩnh vực ngân hàng, hai hoặc nhiều nước thành viên ASEAN có thể tiến hành đàm phán riêng và mở cửa thêm cho nhau trong lĩnh vực này, các cam kết mở cửa riêng đó sẽ được đưa vào thành một phần của Gói cam kết dịch vụ tài chính thứ 6 nhưng chỉ dành riêng cho các nước đàm phán mở cửa thêm, còn có mở rộng cho các nước còn lại trong ASEAN hay không thì tùy thuộc vào sự tự nguyện của các nước này.
Đối với Việt Nam, trong Gói cam kết 6 về tài chính của AFAS, các cam kết mở cửa dịch vụ tài chính của Việt Nam tương đương các cam kết mở cửa trong WTO.
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI