Tin tức

Brexit có thể tạo ra một cơ hội kinh tế chưa từng có cho Vương quốc Anh nếu nước này tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo ra một "thế lực đáng gờm" lớn hơn EU.

Ngày 15/8, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Park Strategies ở New York cho rằng Vương quốc Anh có thể tham gia CPTPP hậu Brexit để củng cố nền kinh tế và các giao dịch thương mại sau khi rời Liên minh châu Âu. Được coi là mũi nhọn của Nhật Bản, CPTPP bao gồm các nền kinh tế trị giá 10,5 nghìn tỷ USD với thị trường 500 triệu người tiêu dùng. Con số này chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu - nhiều hơn cả 5 nền kinh tế lớn nhất của Khu vực đồng tiền chung châu Âu cộng lại, theo báo cáo của Ngân hàng Hoàng gia Canada. Khối thương mại CPTPP bao gồm 11 quốc gia: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

2407-z-uwzq

Năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trước đó, TPP chiếm 40% GDP toàn cầu và 20% thương mại toàn cầu. Nếu Vương quốc Anh gia nhập khối thương mại, Mỹ cũng có thể nhanh chóng xem xét lại việc trở lại hiệp định, tạo ra điều mà các chuyên gia cao cấp của Viện Nghiên cứu Park Strategies ở New York mô tả như một "thế lực đáng gờm". Sau khi Mỹ rời đi, 11 thành viên hiện tại luôn tìm cách mở rộng hiệp định theo bất kỳ cách nào có thể, và Anh rõ ràng cần phải mở rộng sức mạnh và thị trường của mình hậu Brexit (sau khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc). Đối với các mục đích chính trị, CPTPP rất muốn có Vương quốc Anh tham gia và điều đó sẽ mang lại lợi ích cho Vương quốc Anh về các mục đích chính trị của riêng mình, vấn đề Trung Quốc và nhu cầu kinh tế.

Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ năm tại Vương quốc Anh; là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Vương quốc Anh và Canada, Australia và Singapore lần lượt là các đối tác thương mại lớn thứ 18, 19 và 20 của Vương quốc Anh. Thêm vào đó là thực tế rằng 6 trong số 11 thành viên hiện tại của CPTPP là các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung. Canada, Australia, New Zealand, Malaysia, Brunei, Singapore, là tất cả các quốc gia mà Anh có quan hệ tốt. Khi một thỏa thuận thương mại hậu Brexit giữa London và Brussels dường như ít khả năng xảy ra hơn mỗi ngày, Thủ tướng Anh Boris Johnson có thể xem xét CPTPP như một phương tiện thúc đẩy nền kinh tế của Anh lên mức không chưa từng có như khi là thành viên EU.

Tất cả các nước trong CPTPP được hưởng tự do thương mại quốc tế về xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này đã chứng tỏ sự sinh lợi đặc biệt sau khi các quốc gia như Việt Nam, Malaysia và Brunei đã chào đón một lượng lớn các nhà sản xuất toàn cầu trong những năm gần đây. Nếu Anh và Mỹ tham gia CPTPP, khối này sẽ trở thành một trong những khối kinh tế lớn nhất thế giới. Các chuyên gia cũng giải thích rằng cùng với Anh và Mỹ là những người mới tham gia, thì CPTPP thực sự sẽ là một lực lượng đáng gờm. Hiệp định thực sự sẽ thiết lập các tiêu chuẩn, sẽ là tiêu chuẩn cao nhất trong các hiệp định thương mại cấp cao. CPTPP sẽ tạo điều kiện cho Vương quốc Anh tiếp cận ưu đãi với các thị trường chính ở châu Á và châu Mỹ Latinh.

Tuy nhiên, trước tiên, Vương quốc Anh cần phải vượt qua trở ngại của một hiệp định thương mại trực tiếp với Nhật Bản để bất kỳ cuộc đối thoại nào như vậy xảy ra. Các cuộc đàm phán đã bị đình trệ sau vòng đàm phán đầu tháng 8, khi Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss yêu cầu các điều khoản tốt hơn cho pho mát xanh của Anh. Theo Financial Times, bà Truss có thể đang tìm kiếm một chiến thắng mang tính biểu tượng, vì doanh số bán pho mát xanh từ Anh đến Nhật Bản năm ngoái chỉ là 102.000 bảng Anh vào năm ngoái. Một thỏa thuận tốt hơn sẽ cho phép Anh yêu cầu một thỏa thuận thuận lợi hơn thỏa thuận mà EU đã ký với Nhật Bản năm ngoái, khi hai bên bảo đảm cắt giảm 1 tỷ euro (903 tỷ bảng Anh) thuế đối với thực phẩm. Sữa và các sản phẩm thực phẩm khác là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của EU sang Nhật Bản.

Mạnh Tiến, Bộ TTTT