Ngày 2/3, Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành mức thuế chống bán phá giá cuối cùng đối với nhôm tấm hợp kim thông thường từ 18 quốc gia bị điều tra, bao gồm cả mức thuế lên tới 242,8% đối với hàng nhập khẩu từ Đức và 4,83% đối với hàng nhập khẩu từ Bahrain.
Các mức thuế được công bố chỉ vài giờ sau khi Thống đốc Rhode Island Gina Raimondo được Thượng viện Mỹ phê chuẩn trở thành Bộ trưởng Thương mại mới của Mỹ với tỷ lệ phiếu là 84-15.
Vụ kiện thuế chống bán phá giá và vụ kiện thuế chống trợ cấp đồng thời được khởi xướng dưới thời chính quyền Donald Trump vào tháng 3/2020.
Tấm nhôm hợp kim thông thường là một sản phẩm cán phẳng được sử dụng trong việc xây dựng bề mặt và thùng xe tải cho đến biển báo đường phố. Đức có mức chống bán phá giá cao nhất, từ 49,4% đến 242,8%, và là nước xuất khẩu nhôm tấm lớn nhất sang Mỹ, với trị giá 286,6 triệu USD trong năm 2019. Bahrain, đứng thứ hai với lượng nhôm tấm trị giá 241,2 triệu USD xuất khẩu sang Mỹ, nhận mức thuế chống bán phá giá 4,83% và mức thuế chống trợ cấp lên tới 6,44%.
Cơ quan Quản lý thương mại quốc tế của Bộ Thương mại Mỹ đã công bố các mức thuế chi tiết cho thấy thuế suất chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bao gồm Brazil, Croatia, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Oman, Romania, Serbia, Slovenia, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ. Các khoản thuế này sẽ áp dụng cho mức thuế 10% mà chính quyền Trump đã áp đặt đối với hầu hết các mặt hàng nhôm nhập khẩu theo luật an ninh quốc gia.
Đặng Xuân Tâm, Cục Phòng vệ thương mại