Sau Silicon Valley, Đông Nam Á dự báo có nhiều kỳ lân tỷ đô nhờ thị trường năng động, hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh và nguồn lực dồi dào.
Trong hội nghị Tech in Asia 2019 mới đây tại Jakarta, các nhà đầu tư nhận định startup Đông Nam Á sẽ hưởng lợi từ bối cảnh kinh tế toàn cầu. Cơ hội nhận vốn còn đến từ động lực nội tại của Đông Nam Á, nơi có số lượng tầng lớp trung lưu và GDP gia tăng nhanh chóng.
Theo nghiên cứu từ Pricewaterhouse Coopers và CB Insights, lượng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu trong quý III/2019 giảm 7% so với quý trước. Bắc Mỹ chứng kiến số lượng giao dịch đầu tư mạo hiểm thấp nhất trong hai năm. Trong khi đó, khu vực Đông Nam Á lại nhận những dấu hiệu tích cực. Trong 7 tháng đầu năm 2019, các nhà đầu tư đã cam kết khoản vốn lên đến 2,62 tỷ USD rót vào các "kỳ lân" và startup tiềm năng trong khu vực.
Dữ liệu từ DealStreetAsia cũng cho thấy các công ty Đông Nam Á đã nhận tổng cộng 15,18 tỷ USD từ những khoản rót vốn và mua bán, sáp nhập trong 7 tháng đầu năm.
Thị trường đầu tư hấp dẫn tại ASEAN cùng với môi trường kỹ thuật số mở rộng kéo theo sự xuất hiện của hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động trên toàn khu vực. Theo báo cáo của Bain & Company, sự gia tăng của các nhà đầu tư mạo hiểm trong khu vực giúp tạo ra những kỳ lân đầu tiên.
Tính đến năm 2018, ASEAN có 10 công ty kỳ lân khởi nghiệp. Dự kiến con số này sẽ tăng mạnh trong 5 năm tới. Một trong những kỳ lân nổi trội nhất tại khu vực này có thể kể đến Grab - doanh nghiệp ứng dụng đặt xe lớn nhất khu vực sau khi mua lại đối thủ Uber vào năm 2018. Bên cạnh đó là Go-Jek đến từ Indonesia, VNG Corporation đến từ Việt Nam và Tiki đang là cái tên đầy hứa hẹn.
Là thị trường đang phát triển mạnh, đến nay Đông Nam Á vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác cả về nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường lao động, tạo ra không gian khai thác cho các doanh nghiệp mới.
Các công ty khởi nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính (fintech), thương mại điện tử và dịch vụ theo yêu cầu đang tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ. Trong đó, với lĩnh vực thương mại điện tử, doanh thu được dự kiến sẽ vượt 25 tỷ USD vào năm 2020.
Sự phát triển nhanh chóng tại ASEAN cùng với sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư đã khiến nhiều doanh nhân cân nhắc mở rộng kinh doanh trong khu vực. Trong đó, Indonesia và Việt Nam được 90% các nhà đầu tư tin rằng sẽ là thị trường mạnh nhất sau Singapore và 60% dự đoán rằng công nghệ sẽ là lĩnh vực đầu tư hàng đầu trong năm 2019, theo Bain & Company.
Bên cạnh, thị trường có đến 64% dưới 40 tuổi có hiểu biết về công nghệ, có thể xử lý lĩnh vực công nghệ tài chính đang bùng nổ, là một trong những lợi thế giúp các startup công nghệ phát triển tốt trong tương lai.
Kỳ lân Đông Nam Á đều bắt đầu từ những khởi điểm khiêm tốn, nhưng với đà phát triển nhanh chóng, tổng giá trị các kỳ lân tại đây đã lên đến 34 tỷ USD, đứng thứ ba ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo đánh giá của các VC tại hội nghị "Tech in Asia 2019", trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại Đông Nam Á, các nhà đầu tư đang tập trung vào các chiến lược, lĩnh vực cụ thể với các đối tác tại khu vực này để nuôi dưỡng các startup trẻ, có tiềm năng phát triển thành kỳ lân tương lai.
Cùng với những chính sách khuyến khích của phía chính phủ và dân số ngày càng tăng, khởi nghiệp kỳ lân dự kiến sẽ tăng nhanh trong ASEAN.
Kỳ lân là khái niệm để chỉ những công ty khởi nghiệp chưa chào bán cổ phần được định giá trên 1 tỷ USD, bởi sự hiếm hoi của những công ty này. Nhưng giờ thế giới tràn ngập các công ty kỳ lân. Kết quả kinh doanh không như mong đợi dù mức định giá cao không tưởng, khiến nhiều công ty như vậy nhận được cái nhìn hoài nghi từ thị trường.
Từ đó về sau, kỳ lân được sử dụng để nói đến các startup có giá trị trên 1 tỷ USD. Trở thành startup kỳ lân là mục tiêu vươn tới của mọi công ty khởi nghiệp. Tại Đông Nam Á, Singapore có 9 startup kỳ lân và Indonesia có 4. Đại diện duy nhất của Việt Nam là VNG chạm ngưỡng tỷ USD vào năm 2014.
Trên trên thế giới hiện có 326 startup kỳ lân, đa phần là các công ty trong lĩnh vực công nghệ. Riêng khu vực Đông Nam Á, Singapore có 9 startup kỳ lân và Indonesia có 4… với các phương thức kinh doanh mới trên nền tảng kinh tế số. Trong khi đó, xét về quy mô, theo nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore), nền kinh tế số ở Việt Nam đã tăng lên 9 tỷ USD năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, những con số "hấp dẫn" ấy vẫn chưa đủ sức để startup Việt Nam hóa “kỳ lân”.
Nguồn TBKC