Theo một khảo sát riêng của Ngân hàng Thế giới về 33 công ty đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu: 23 trong số đó đã chuyển đến Việt Nam, phần còn lại chuyển đến Malaysia, Thái Lan và Campuchia. Không ai chọn Indonesia mặc dù đây là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến các nhà sản xuất đang xây dựng các nhà máy mới hoặc tăng sản xuất bên ngoài Trung Quốc, một số quốc gia ở Đông Nam Á đang được hưởng lợi, nhưng Indonesia không nằm trong số đó.
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia tăng rất chậm, cải cách nhằm thu hút đầu tư sẽ là một thách thức lớn đối với Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
FDI vào Indonesia trong nửa đầu năm 2019 tăng 4% so với cùng kỳ, một con số khá khiêm tốn. Các nhà đầu tư tiềm năng đã dè chừng hơn bởi các quy định không rõ ràng và chi phí lao động tăng vọt.
Ông Widodo, ngày 4/9, đã ra lệnh cho các bộ trưởng kinh tế xác định những thủ tục cản trở đầu tư nước ngoài và đơn giản hóa chúng hết mức có thể. Điều đó đã giúp Indonesia cải thiện được thứ bậc trong bảng xếp hạng kinh doanh quốc tế. Năm 2014, quốc gia này đứng ở vị trí thứ 120 trong cuộc khảo sát về điều kiện kinh doanh của Ngân hàng Thế giới. Báo cáo năm nay, Indonesia đã thăng hạng lên vị trí 73.
Nhưng dòng FDI vẫn không thể bứt phá, mặc dù nó đã có dấu hiệu tăng kể từ khi Widodo tái đắc cử hồi tháng 4. Chính quyền của ông lo ngại rằng các công ty có thể bỏ qua Indonesia và tìm đến những nơi khác ở Đông Nam Á.
Theo một khảo sát riêng của Ngân hàng Thế giới về 33 công ty đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc, 23 trong số đó đã chuyển đến Việt Nam, phần còn lại chuyển đến Malaysia, Thái Lan và Campuchia. Không ai chọn Indonesia mặc dù đây là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Đơn giản vì kinh doanh ở Indonesia không dễ dàng đến thế. Cấp phép và phê duyệt khá tốn thời gian vì thủ tục thiếu tinh gọn giữa chính quyền trung ương và địa phương. Ngoài ra, mức lương tối thiểu của lao động đã tăng gần 8% mỗi năm trong những năm gần đây, đẩy chi phí nhân công tăng lên.
Vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1,9% GDP của Indonesia năm 2018, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với Việt Nam, luôn ở mức 5-6%.
Vào ngày 1/10, Hiệp hội các công ty Nhật Bản hoạt động tại Indonesia đã công bố các khuyến nghị chính sách cho nhiệm kỳ thứ hai của Widodo để thúc đẩy FDI. Các thành viên hiệp hội này kêu gọi chính phủ xây dựng các chính sách nhất quán và minh bạch hóa hệ thống thuế. Theo một đại diện doanh nghiệp Nhật Bản, các quy định về thuế hiện nay rất mù mờ đến nỗi những người quản lý nó "mỗi người nói một kiểu".
Trong năm 2016, đã có 12.852 tranh chấp giữa cơ quan thuế và các công ty ở Indonesia. Các công ty thường xung đột ý kiến với cơ quan thuế, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn.
Widodo nói với Nikkei vào cuối tháng 6, rằng ông sẽ lắng nghe các nhà đầu tư và đưa ra các biện pháp để thu hút đầu tư vào Indonesia. Ông dự kiến sẽ sửa đổi luật lao động - vốn bị các công ty quốc tế chỉ trích là quá cứng nhắc để đáp ứng với những thay đổi trong môi trường kinh tế.
Widodo đã thể hiện sự cởi mở hơn, nếu không nỗ lực cải cách, các nhà đầu tư vẫn sẽ tiếp tục xa lánh Indonesia. Để làm cho Indonesia hấp dẫn hơn, Tổng thống sẽ phải đưa ra nhiều quyết định quan trọng, chẳng hạn như nới lỏng các quy tắc nhằm bảo vệ người lao động, cắt giảm các quy định và đưa ra một hệ thống thuế minh bạch hơn.
Mạnh Tiên, Bộ thông tin và tryền thông