Một thỏa thuận thương mại, món hời lớn giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không thành hiện thực nếu không có sự nỗ lực của cả hai phía.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã trở lại. Tổng thống Donald Trump đã áp đợt thuế quan mới lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lên 25% từ mức 10% hiện nay, bắt đầu vào ngày thứ Sáu. Tuy nhiên, lần này sẽ không giống như một quyết định bồng bột như suy nghĩ của đa số giới quan sát.
"Chúng tôi cảm thấy mình đang đi đúng hướng. Trong suốt tuần qua, chúng ta đã chứng kiến sự xói mòn trong các cam kết của Trung Quốc. Điều này, theo quan điểm của chúng tôi là không thể chấp nhận được, Light Lighthizer nói với các phóng viên của Mỹ trong cuộc phỏng vấn ngắn.
Mặc dù Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vẫn sẽ dẫn đầu phái đoàn và đến Washington vào thứ năm, nhưng chuyến đi lần này sẽ là một thay đổi lớn trong định hướng cho cuộc đàm phán khi phái đoàn Trung Quốc đem đến một số thông tin mới với những quan điểm có khả năng thay đổi thỏa thuận đáng kể.
Hiện không nói rõ Trung Quốc rút lại những cam kết nào, nhưng nguồn thạo tin nói Bắc Kinh muốn những thay đổi chính sách của họ được thực thi thông qua các biện pháp hành chính và quy chế giám sát, chứ không phải là thay đổi luật như nhất trí trước đó.
Rất rõ ràng, hai bên đã bộc lộ rõ sự không tin tưởng, thể hiện trong cách mọi thứ bùng nổ. Trong ngoại giao quốc tế, hầu như chưa từng có tiền lệ nào cho thấy các vấn đề đã được đưa ra khỏi bàn đàm phán nay lại quay trở lại thời điểm bắt đầu. Do đó, câu châm ngôn rằng không có gì được thỏa thuận cho đến khi mọi thứ được thỏa thuận hoàn toàn đúng với trường hợp này.
Rõ ràng, sự áp thuế quan ngay sau vòng đàm phán cuối cùng cho thấy Tổng thống Trump đang mất kiên nhẫn với Trung Quốc và sự thất vọng về cách thức nước này xử lý các cuộc đàm phán. Như thường lệ, các nhà ngoại giao đã nhận thấy rằng các cam kết trong lý thuyết của Bắc Kinh không bao giờ trở thành thực tế.
Điều này cho thấy vì sao các nhân vật như Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross luôn có những phát ngôn cứng rắn về cách thức Trung Quốc thực thi thỏa thuận thì đó là vì họ không nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ thực sự làm theo những lời họ đã hứa.
Tất nhiên, sự ngờ vực là một phần của đàm phán thương mại quốc tế. Nhưng điều để giữ sự ngờ vực trong tầm kiểm soát là cả hai bên đều thấy được lợi ích khi đi đến một thỏa thuận lại chính là điều Mỹ và Trung Quốc thiếu trong trường hợp này.
Trong khi Washington có một danh sách dài các điều khoản yêu cầu Trung Quốc nhượng bộ như về vấn đề sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, đầu tư nước ngoài, chính sách công nghiệp, mua bán nông sản, tái cấu trúc cơ bản của nền kinh tế thì đối với Trung Quốc, thỏa thuận lần này thực sự không mang lại lợi ích gì, ngoại trừ cho việc loại bỏ thuế quan được áp đặt trước đó.
Thật vậy, các cuộc đàm phán đã âm thầm đẩy Bắc Kinh vào tình thế khó khăn hơn; đồng thời không có tín hiệu nào cho thấy Mỹ sẵn sàng nhượng bộ trong một loạt các lĩnh vực mà Trung Quốc mong muốn như câu chuyện của Giám đốc Tài chính Huawei, hạn chế thị thực cho sinh viên Trung Quốc...
Có một điều đáng hoan nghênh rằng các nhà đàm phán thương mại của Trung Quốc vẫn đang lên kế hoạch đến Mỹ trong tuần này, và có thể rằng việc tăng thuế cho thấy cuộc đàm phán giữa hai bên sẽ khó khăn hơn để có được một thỏa thuận cuối cùng.
Nhưng tại thời điểm này, có một điều chắc chắn rằng Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào tranh chấp sâu sắc hơn. Các nhà phân tích nói rằng sự leo thang chiến tranh thương mại có thể tác động đến sự tăng trưởng của cả hai nền kinh tế và kéo giảm tăng trưởng toàn cầu.
Tai Hui, chiến lược gia thị trường châu Á tại JP Morgan Asset Management cho biết: "Việc leo thang cuộc chiến thương mại sẽ làm triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ mất đi sự lạc quan như hiện nay. Và Bắc Kinh có thể sẽ đáp trả bằng các biện pháp mới để kích thích nền kinh tế."
Nguồn: Mạnh Tiến, Bộ TTTT